CÁC HÌNH THỨC NGƯỜI VIỆT LỪA ĐẢO ĐỒNG HƯƠNG Ở NHẬT

Ngày nay, hiện tượng lừa đảo không còn là điều mới lạ trong cộng đồng người Việt tại Nhật. Hello Nhật Bản sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách phòng chống lừa đảo ở Nhật bởi chính những người đồng hương nhé! Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phòng tránh những trường hợp xấu xảy ra chứ không mang tính đánh đồng tất cả mọi người. Dù sao thì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh!

Theo bài báo “Số lao động người Việt tại Nhật Bản đứng số 1, vượt Trung Quốc” (2/2021) của báo VOV có ghi lại các số liệu sau:

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 10/2020, tổng số lao động nước ngoài tại Nhật Bản là hơn 1,72 triệu người, tăng khoảng 65.000 người (tức 4%) so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này ít hơn nhiều so với mức tăng 13,6% trong năm 2019. Tuy nhiên đây vẫn là năm thứ 8 liên tiếp số lao động nước ngoài tại Nhật Bản lập kỷ lục mới.

Như vậy, dễ dàng để thấy rằng hiện nay những người xuất khẩu lao động Việt Nam tại Nhật đang tăng vọt. 

Các đối tượng dễ bị trở thành “con mồi” của kẻ lừa đảo

Với sự phát triển đa dạng của xã hội thì không thể phủ nhận rằng các chiêu trò lừa đảo ngày càng trở nên đa dạng, tinh vi hơn. Trong đó, những đối tượng dễ trở thành “con mồi”

1. Số đông là những thực tập sinh, du học sinh còn trẻ non nớt, thiếu kinh nghiệm sống.

2. Những người có trình độ kiến thức, văn hóa, pháp luật và tiếng Nhật thấp. Chưa đủ khả năng nhận thức, giải quyết các vấn đề xảy ra. 

3. Những người nhẹ dạ cả tin, dễ bị đồng tiền làm mờ mắt, không đủ lý trí, tỉnh táo.

Lừa đảo trực tiếp trên phương diện tiền bạc 

Trường hợp 1: Vay tiền, quỵt nợ.

Vay tiền luôn là một vấn đề muôn thuở ở Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Các cá nhân/ tổ chức sẽ lợi dụng những người nhẹ dạ cả tin, tâm lý yếu, nhạy cảm, cô đơn để vay mượn với cái mác: đồng hương.

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Kết bạn qua mạng ảo, nhắn tin làm quen

– Thường xuyên dụ dỗ, than vãn hoặc hứa hẹn trả tiền đúng hạn hoặc trả thêm, hoa hồng.

Cách phòng tránh

– Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân/ tổ chức trước khi kết bạn, làm quen.

– Không nên cho người khác thấy mình có tiền để tránh nổi lòng tham, có ý đồ xấu

– Luôn mạnh mẽ, tỉnh táo trước những lời đề nghị.

Trường hợp 2: Lừa đảo chuyển tiền (Đa số là chuyển tiền về Việt Nam)

Người Việt sang Nhật dĩ nhiên ai cũng muốn mang tiền gửi về cho gia đình, người thân.

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

Lợi dụng điều này thì các cá nhân/ tổ chức đã đứng ra nhận chuyển tiền giúp bạn. Có thể cá nhân/ tổ chức đó hứa hẹn sẽ tự chuyển hoặc chuyển qua cơ quan trung gian bất kỳ. Nhưng bằng các này hay cách khác thì hai bên đó thông đồng với nhau và lấy được tiền từ bạn.

Cách phòng tránh

– Bạn nên tìm hiểu kỹ trước các cơ quan/ tổ chức mình định chuyển tiền về VN.

– Không nên tin tưởng người khác, giao cho họ quá nhiều tiền

Lừa đảo qua các phương tiện mạng xã hội

Trường hợp 1: Mua hàng online trên mạng

Ngày nay, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, các hội/ nhóm cộng đồng người Việt tại Nhật phát triển, đa dạng. Việc mua hàng qua facebook hoặc các kênh mạng, livestream có tỉ lệ gặp lừa đảo rất cao. 

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Buôn bán hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng đểu các brand khác.

– Nếu bạn trả tiền trước có thể không nhận được hàng hóa hoặc hàng kém chất lượng.

– Sau khi bán hàng thành công thì các cá nhân/ tổ chức đó sẽ block bạn ngay.

Cách phòng tránh

– Tham gia các group uy tín được những người tin tưởng giới thiệu

– Kiểm tra kỹ thông tin cá nhân/ tổ chức trước khi mua hàng. 

– Nếu được hãy yêu cầu được kiểm tra hàng trước khi thanh toán hoặc có cam kết đổi trả sản phẩm hư hỏng. 

– Mua hàng tại các trang web online quen thuộc như Amazon, Rakuten.

Trường hợp 2: Hack mạng xã hội

Việc các nick mạng bị hack không còn là điều gì quá xa lạ. 

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Bạn bị mất nick mạng xã hội một cách mờ ám, không rõ ràng. Sau đó, các cá nhân/ tổ chức sẽ mạo danh bạn để nói chuyện, xin tiền với list friend: hết tiền, nạp card…

– Có thông báo gửi đến nói bạn đã trúng thưởng. Yêu cầu truy cập địa chỉ bất kỳ để nhận thưởng hoặc nạp tiền ứng trước.

Cách phòng tránh

– Khi bị mất nick, bạn hãy kiểm tra xem bản thân đã truy cập link, app, mã QR hay kết bạn với người lạ nào không.

– Thông báo với mọi người xung quanh để tránh việc họ bị lừa tiền

– Liên hệ cá nhân/ tổ chức nào đó có thể hỗ trợ bạn lấy lại nick.

– Bạn tuyệt đối không nên đăng tải các hình ảnh mang thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội để tránh bị đánh cắp thông tin. Hãy cẩn thận khi lưu trữ thông tin online.

Lừa đảo thông qua nhu cầu về cơ sở vật chất 

Trường hợp 1: Lừa đảo mua vé máy bay

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Các cá nhân/ tổ chức có hành vi đăng quảng cáo giả với lợi nhuận tốt khiến người xem mờ mắt, tin tưởng.

– Giả dạng thông báo của đại sứ quán, các hãng máy bay để lừa tiền

Cách phòng tránh

– Hãy mua vé máy bay qua các kênh chính thống.

Trường hợp 2: Lừa đảo thông qua việc thuê chỗ ở

Không phải bất cứ công ty, nghiệp đoàn, trường học nào cũng cung cấp đầy đủ nơi ở cho các bạn. Bởi vậy dễ dàng vấp phải các bạn bè, đồng hương lừa gạt.

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Sau khi trả tiền, các bạn sẽ không nhận được phòng. Nếu như nhận được thì phòng khá dơ, bẩn, có nhiều đồ đạc thiệt hại cần phải bỏ tiền bản thân ra đền bù. Phòng không như mô tả, kém chất lượng, năm trong khu ổ chuột.

– Bạn trả tiền với mua giới, có lời hứa hẹn không cần ký hợp đồng gì cả. Sau đó một thời gian, có người nhận là chủ nhà xuất hiện và đuổi bạn đi. Vì bạn không có giấy tờ gì chứng minh mình đã giao dịch với mua giới, không đứng tên hợp đồng thuê nhà. Nên việc bị đuổi đi là điều hợp lý.

– Bạn liên hệ với các senpai vào ở chung và buộc phải chi trả cho các vấn đề hư hỏng của vật dụng trong nhà trước đó. 

Cách phòng tránh

– Hãy tự liên lạc với các trung tâm hỗ trợ thuê nhà uy tín, tự mình đến xem phòng, kiểm tra và làm hợp đồng.  

Trường hợp 3: Tìm việc làm

Theo luật pháp ở Nhật thì việc các công ty giới thiệu việc làm sẽ không thu tiền của người lao động mà thu của bên tuyển dụng. Bạn cần có kiến thức nhất định về tuyển dụng lao động ở Nhật. 

Nguồn ảnh: Group facebook Tokyo Baito

Hiện tượng

– Quảng cáo, dụ dỗ mô giới việc làm có thu phí

– Yêu cần trả tiền để nhận được giấy nhận việc (Naitei). Sau đó, sắp xếp cho bạn một công việc khó khăn để khiến bạn tự xin nghỉ.

– Đăng tuyển tìm nhân viên làm việc online tại nhà hoặc mấy công việc như dán tem, xâu chuỗi… việc nhẹ lương cao, không căng thẳng áp lực. Cần cọc một ít để làm tin.

Cách phòng tránh

– Cần có kiến thức pháp luật về lao động ở Nhật

– Không nên tin vào lời hứa, dụ dỗ những việc nhẹ lương cao, chuyển tiền cọc trước khi được vào làm.

Ngoài những cách thức lừa đảo như trên thì còn vô số các vấn đề khác như lừa lấy thông tin cá nhân, đa cấp, buôn người, móc túi, trộm cắp, mạo danh từ thiện… Vì vậy hãy luôn nâng cao tinh thần cảnh giác nhé!

  • Bài viết chỉ mang tính tham khảo!
  • Đối với hình ảnh mình xin phép được che tên người dùng và các thông tin có liên quan.

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: https://www.facebook.com/hello.jplifeguide

Xem thêm: /https://hellonhatban.com/tien-trinh-phat-trien-cua-kimono-nhat-ban/

10 thoughts on “CÁC HÌNH THỨC NGƯỜI VIỆT LỪA ĐẢO ĐỒNG HƯƠNG Ở NHẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *