Cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông ở Nhật

Bên cạnh ghẻ lở, chàm da. .. thì cước cũng là một trong những loại bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt là ở Nhật với thời tiết khá rét mướt, lạnh lẽo càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh cước phát triển. Hello Nhật Bản sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông.

Giới thiệu về bệnh cước

Bệnh cước tay, cước chân là gì? 

Bệnh cước tay, cước chân hay còn được gọi là bệnh cước (Tiếng Nhật :  霜焼け hoặc しもやけ) . Đây là tình trạng da có các biểu hiện như:

  • Sưng tấy, phồng rộp
  • Nổi mẩn, lở loét và mưng mủ.
  • Da bị bong tróc, chuyển màu sang tím thẫm hoặc đen.

Các vết này sẽ khiến cho bạn cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân của vấn đề này là do các mạch máu li ti nằm phía dưới da bị viêm. 

Nguyên nhân bị bệnh cước

Hiện nay, có hai nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh cước:

  • Khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho mạch máu bị co rút. Từ đó, dẫn đến tình trạng tay, chân không được cung cấp đủ oxy cần thiết.
  • Tim không đủ khả năng co bóp, thúc đẩy lưu thông máu. Vì vậy, khiến cho hệ tuần hoàn không được vận động trơn tru.

Cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông ở Nhật

Nếu các bạn đang băn khoăn không biết bị cước tay chữa thế nào thì hãy tham khảo ngay một số gợi ý sau đây.

Sử dụng thuốc đặc trị ベルクリーンS軟膏 

ベルクリーンS軟膏 được biết đến là một trong những loại kem bôi cước tay ở nhật bản khá phổ biến trên thị trường. Vì vậy, mọi người có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm này tại bất kỳ cửa hàng nào. 

Hướng dẫn sử dụng: Các bạn chỉ cần dùng tay bôi trực tiếp thuốc lên các vùng da bị cước. Sử dụng đều đặn 1 lần/ ngày trong khoảng 2 tuần. 

Ngoài ra, khi vết thương dần hồi phục, mọi người nên bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm bên ngoài để làm dịu da và cung cấp thêm độ ẩm cần thiết.

Giữ ấm cơ thể

Mọi người nên ưu tiên giữ ấm cơ thể thông qua các phương pháp như: mặc nhiều lớp quần áo, đeo găng tay, tất len. Các sản phẩm này không chỉ cần đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao mà còn phải tích hợp thêm các tính năng như kháng nước, chống thấm. 

Tuyệt đối không nên mặc các loại trang phục ôm body, bó sát cơ thể vì rất dễ gây tắc nghẽn mạch máu khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Khi không cần thiết, hạn chế chạm trực tiếp vào nước lạnh, các loại hóa chất tẩy rửa: nước rửa chén, bột giặt, thuốc tẩy…

Vào mùa đông, cơ thể thường rất ít khi đổ mồ hôi kết hợp cùng thời tiết khá lạnh nên các bạn thường lười uống nước. Tuy nhiên, hãy uống đủ 2l nước mỗi ngày và thay nước lạnh bằng nước ấm 40 – 50 độ. 

Ngâm tay, chân trong nước ấm 

Khi ngâm tay, chân trong nước ấm từ 10 – 25 phút đều đặn khoảng 3 lần/ tuần sẽ có rất nhiều tác dụng khác nhau như:

  • Bổ sung nước cho da
  • Kích thích tuần hoàn máu
  • Giải tỏa áp lực, căng thẳng.

Một số công thức pha nước ngâm dựa trên kinh nghiệm dân gian có thể kể đến như:

Công thức 1: Gừng tươi + muối.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1/2 củ gừng tươi đập dập
  • 2 muỗng cafe muối
  • 1l nước ấm nóng

Mọi người cho gừng, muối vào nước. Dùng đũa khuấy đều hỗn hợp và trực tiếp ngâm tay/ chân của mình vào khoảng 15 – 20 phút và dùng khăn lông sạch lau khô .

Công thức 2: Lá lốt + muối

  • 10 – 15 chiếc lá lốt
  • 1 muỗng cafe muối
  • 2l nước sạch

Cho lá lốt và muối vào trong nước. Nấu sôi và đổ ra thau để tiến hành ngâm tay/ chân trong 10 – 15 phút. 

Trong quá trình ngâm, nên massage nhẹ nhàng các đốt ngón tay, ngón chân để thư giãn và kích thích lưu thông máu. 

Bên cạnh đó, xoa bóp tay bằng rượu thuốc, rượu gừng, rượu ngũ gia bì cũng là một cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông rất hiệu quả. Tuy nhiên ở Nhật thường rất khó để tìm kiếm các sản phẩm này. 

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh cước

Khi bị ngứa ngáy, khó chịu thì không nên gãi lên các vết cước vì dễ gây tổn thương da dẫn tới nhiễm trùng.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị sưng, phồng rộp bằng nước muối sinh lý. 

Xem thêm: https://hellonhatban.com/nhung-san-pham-nuoc-muoi-sinh-ly-cua-nhat/

Ăn uống khoa học, lành mạnh với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết kết hợp cùng việc luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có thể nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, không chỉ ngăn ngừa bệnh cước và còn có thể hạn chế mắc phải các loại bệnh khác.

Nicotin và các chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá sẽ ảnh hưởng xấu đến mạch máu.

Như vậy trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cách trị bệnh cước chân tay vào mùa đông. Chúc các bạn thành công! 

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: https://www.facebook.com/hello.jplifeguide/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *