Nhật Bản ăn tết âm hay dương? Lịch tết âm 2023 chính xác nhất

Trong thời điểm năm mới sắp sửa cần kề, cộng đồng người Việt tại Nhật sẽ thường gặp phải một số thắc mắc như: Nhật Bản ăn tết âm hay dương? Lịch tết âm 2023 như thế nào? Hãy đồng hành cùng Hello Nhật Bản để giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây!

Nhật Bản ăn tết âm hay dương? 

Tính từ thời điểm kể từ sau cuộc cải cách Minh Trị năm 1873 đến nay, Nhật Bản đã tiến hành tổ chức ăn Tết dựa vào dương lịch tương tự như phương Tây. 

Vào những năm 1870, Nhật Bản đã tiến hành công cuộc duy tân, đổi mới toàn diện trên tất cả mọi phương diện:

  • Kinh tế
  • Chính trị
  • Văn hóa
  • Xã hội…

Phong trào Âu hóa nổ ra đã dẫn đến việc Thiên hoàng Minh trị quyết định bãi bỏ tết âm lịch và thay bằng dương lịch để thích ứng với Châu Âu. 

Đồng thời, xứ sở hoa anh đào luôn đề cao mục tiêu phát triển đất nước, hướng đến thế giới và thoát ra khỏi những tư tưởng xưa cũ. Đặc biệt là những nét văn hóa của Trung Hoa – một quốc gia hùng mạnh đã chi phối đến văn hóa của rất nhiều đất nước. Trong đó có cả Việt Nam. Mặc dù vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều của người dân nhưng quyết định này vẫn được thực thi cho đến tận bây giờ. 

Vậy việc thay đổi lịch Tết đã mang lại những lợi ích gì cho quốc gia này?

  • Tiết kiệm được ngân sách, không phải chi trả tiền lương tháng thứ 13
  • Giảm bớt thời gian nghỉ lễ
  • Tăng năng suất kinh tế

Lịch tết âm 2023 của Việt Nam

Tết Nguyên đán Quý Mão:

  • Bắt đầu từ ngày 20/1/2023 (29 tháng Chạp năm Nhâm Dần)
  • Đến ngày 28/1/2023 (mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão).

Xem thêm: https://hellonhatban.com/cach-tra-cuu-buu-pham-o-nhat/

Phong tục ngày Tết ở Nhật

Ngày Tết ở Nhật (Oshougatsu) dù được ăn vào lịch âm hay lịch dương thì đều sở hữu những phong tục truyền thống rất độc đáo.

Đầu tiên, người Nhật sẽ bắt đầu dọn dẹp tất cả mọi thứ sạch sẽ, tươm tất để chào đón vị thần Toshigami đến thăm nhà. Sau đó vào khoảng ngày 28 hoặc 30 Tết thì họ phải chuẩn bị thêm các loại đồ dùng trang trí. Người Nhật cho rằng, không nên trang trí nhà cửa vào ngày 29 và 31 Tết. Nguyên nhân là bởi vì Nijyu no kurashimi phát âm tương tự như cụm từ 2 lần nỗi đau. Đây sẽ là hành động thất kính với tổ tiên và có thể rước họa vào nhà.

  • Dây thừng cỏ: Cầu mong may mắn, tài lộc
  • Dải giấy trắng: Bài trừ khí độc
  • Dụng cụ đan bằng lá màu trắng: Biểu trưng cho sự tinh khiết, thuần túy

Trong đêm giao thừa, thay vì bắn pháo hoa thì người Nhật sẽ làm lễ rung chuông (Joya no kane). Một hồi chuông dài 108 lần được vang lên trong không gian, tượng trưng cho việc gột rửa linh hồn, loại bỏ 108 loại ham muốn trần tục của con người. Tiếp theo, họ sẽ đến các đền thờ để cầu nguyện, rút quẻ xem Omikuji.

Trong 3 ngày đầu năm, người Nhật cũng sẽ gửi thiệp chúc mừng, quà cáp và đi đến thăm gia đình của người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Những món ăn nhân dịp đầu năm của Nhật Bản

Người Nhật cho rằng, Tết là thời điểm các vị thần đến thăm từng nhà. Tuy nhiên, các đấng tối cao rất ghét bị quấy rầy bởi những âm thanh ồn ào, khó chịu. Đặc biệt là tiếng chén, đũa va chạm vào nhau. Vì vậy, tất cả các món ăn trong 3 ngày đầu năm đều phải được chuẩn bị từ trước.   

Nếu ở Việt Nam, bánh chưng bánh tét, dưa hành, bánh kẹo mứt, gà vịt luộc … là những món ăn truyền thống bắt buộc không thể thiếu thì ở Nhật, người dân sẽ tiến hành chuẩn bị:

Osechi Ryori

Hiểu một cách đơn giản, Osechi Ryori là món ăn tương tự như bánh chưng, bánh dày ở VN. Dù đã có nguồn gốc hơn 1000 năm nhưng Osechi Ryori vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu tại đây không chỉ bởi hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn mang rất nhiều ý nghĩa đặc trưng.

Toshikoshi Soba

Toshikoshi Soba là một loại mì trường thọ có sợi dày, dai kết hợp cùng nước súp đậm đà, ấn tượng. Người Nhật thường ăn món này vào ngày cuối cùng của năm để chấm dứt mọi xui xẻo, chào đón tương lai tốt đẹp sắp diễn ra.

Mochi

Xứ sở Phù Tang quan niệm rằng, tất cả các vị thần đều không thích những gì sắc nhọn nên bánh mochi tròn trịa, núng nính và căng tròn đã được ra đời. Đây được xem như một lễ vật trân quý để dâng lên các đấng tối cao nhằm cầu nguyện những gì tốt đẹp nhất. 

Bên cạnh đó, nhân dân Nhật Bản vẫn sẽ thưởng thức thêm các loại thực phẩm khác: rau củ, cá, hải sản…

Những điều kiêng kị không được làm vào ngày Tết ở Nhật

Nhằm hướng đến những gì an lành, may mắn, Nhật Bản có rất nhiều quy định cần kiêng kị vào 3 ngày Tết:

  • Không được lau chùi, giặt chăn
  • Không được dùng những dụng cụ sắc nhọn: dao, kéo
  • Không ninh thức ăn
  • Không ăn thịt của động vật 4 chân
  • Không cự cãi, xung đột hoặc tranh chấp, đánh nhau
  • Không nói những thứ xui xẻo, khóc lóc hoặc mang tâm trạng không tốt
  • Hạn chế sử dụng tiền bạc lung tung, phung phí
  • Không tặng quà có liên quan đến số 4. Theo cách phát âm của người Nhật, số 4 đồng âm với từ “tử” nên sẽ rất xui xẻo, mang hàm ý không hay.
  • Không tặng hoa cúc (Kiku) vì nó chỉ dùng chủ yếu trong đám tang.
  • Không tặng hoa trà (Tsubaki) vì nó được xem là loài hoa kém may mắn, không được hạnh phúc. 

Trên đây Hello Nhật Bản đã cùng mọi người tìm hiểu về lịch Tết âm 2023. Chúc các bạn một năm mới an lạc, thành công và hạnh phúc. Đừng quên theo dõi mình để có thể cập nhật thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: https://www.facebook.com/hello.jplifeguide/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *