Niên hiệu Nhật Bản

Bên cạnh việc trau đồi ngôn ngữ thì vấn đề tìm hiểu văn hóa – đời sống của Nhật Bản cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp các bạn có thể phát học tập, sinh sống và làm việc tại đây. Trong đó, niên hiệu là chủ đề được rất nhiều ngươi quan tâm. Vậy niên hiệu là gì? Bảng đổi các năm và niên hiệu Nhật Bản như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Niên hiệu là gì?

Nếu Việt Nam gồm có âm lịch và dương lịch thì ở Nhật Bản cũng có niên hiệu và dương lịch. Vậy niên hiệu là gì? Hiểu một cách đơn giản, thông dụng thì niên hiệu là cách tính thời gian (năm) dựa trên số năm trị vì của Nhật Hoàng (Thiên Hoàng) đương nhiệm. 

Từ thuở xa xưa, Nhật Hoàng tức là vua của một quốc gia, có địa vị tối cao và là người cai trị nước Nhật. Song, tính đến thời điểm hiện nay thì điều này đã không còn tồn tại. Chính phủ Nhật Bản với chế độ quân chủ lập hiến mới là người thực sự nắm quyền. Hoàng thất vẫn giữ một vị trí khá quan trọng, có một số nhiệm vụ như: có quyền ban hành các hiến pháp, sắc lệnh, hiệp ước, triệu tập Quốc hội… nhưng nhìn chung quyền lực đã bị hạn chế, mọi thứ vẫn phải được thông qua Thủ tước Chính phủ và ban Nội các. 

Niên hiệu được sử dụng rất phổ biến trong các giấy tờ hành chính. Vì vậy, bạn nên nắm bắt rõ thông tin cụ thể, chính xác để hạn chế sai sót.

Cách tính niên hiệu

Cách gọi niên hiệu

  • Năm đầu tiên trị vì của Nhật Hoàng: Niên hiệu + Gannen.
  • Từ năm thứ hai trị vì của Nhật Hoàng trở đi: Niên hiệu + số năm.

Ví dụ: Đương kim Thiên Hoàng (thái tử Naruhito) đã lên ngôi kể từ năm 2019 đến nay, lấy niên hiệu là Reiwa – Lệnh Hòa (令和). 

  • Vậy năm đầu tiên trị vì của Nhật Hoàng này sẽ được gọi là: Reiwa Gannen.
  • Tương tự: năm 2020 là năm Lệnh Hòa 2, năm 2021 là năm Lệnh Hòa 3, năm 2022 là năm Lệnh Hòa 4. 

Cách tính niên hiệu dựa trên dương lịch

Công thức: (Năm dương lịch cần tính – năm đầu tiên Thiên Hoàng trị vì ) + 1

Ví dụ: Mình sinh năm 2000, thuộc thời Heisei – Bình Thành (平成). Năm đầu tiên Thiên Hoàng trị vì thời này là năm 1989. Do đó:

(2000 – 1989) + 1 = 12 

Vậy, năm 2000 là năm Bình Thành 12.

Một số đời Nhật Hoàng gần đây nhất

Tính đến năm 2022, Nhật Bản đã trải qua rất nhiều đời Nhật Hoàng xuyên suốt các thời kỳ lịch sử. Do đó, mình xin phép giới thiệu đến các bạn 4 đời Thiên Hoàng gần nhất. Cụ thể:

  • Meiji (明治) – Minh Trị: 1868–1912
  • Taishō (大正) – Đại Chính: 1912–1926
  • Shōwa (昭和) – Chiêu Hòa: 1926–1989
  • Heisei (平成) – Bình Thành: 1989 – 2019

Xem thêm: https://hellonhatban.com/mat-na-giay-cua-nhat-ban-duong-da-tot-nhat-hien-nay-2021/

Bảng đổi các năm và niên hiệu Nhật Bản 2019 đến nay

Trên đây Hello Nhật bản đã giới thiệu đến các bạn niên hiệu Nhật Bản. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: https://www.facebook.com/hello.jplifeguide/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *