KIMONO NHẬT BẢN TRÊN TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

Kimono là trang phục truyền thống, tài sản quốc gia, bảo vật văn hoá của xứ sở Phù Tang. Một chiếc áo kimono được đánh giá như một tác phẩm nghệ thuật. Cần phải có những bậc thầy đồng điệu tâm hồn thì mới có thể phát huy hết tinh thần văn nhã của một tà áo. Sự hài hoà trong một chiếc kimono không thể tách rời các chi tiết đi kèm. Như một mặc định, kimono là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật Bản.

1. Kimono trong thời kỳ Heian (794-1185)

Hình ảnh quốc phục Kimono thời Heian.

Kimono có thể xem như một sự tổng hóa của nhiều nền văn hóa khác nhau: Trung Hoa, Triều Tiên, Mông Cổ… Tuy nhiên sau quá trình tiếp biến Kimono mang đậm dấu ấn rất riêng của con người Nhật Bản.

Dưới những ảnh hưởng từ Phật giáo của Trung Hoa, Kimono thời kỳ này được mặc với hakama hoặc một loại tạp dề được gọi là mo.

Kimono với cánh táy áo xẻ và dài chạm tới đất. Thân áo trải dài gồm nhiều lớp với các màu sắc khác nhau được kết hợp tinh tế.

Ở thời đại này đánh dấu sự xuất hiện của công nghệ may straight-line-cut. Những người thợ thủ công sẽ cắt những mảnh vải theo đường thẳng và may chúng lại với nhau. Bằng kỹ thuật may này, trang phục dễ dang phù hợp với người mặc hơn.

Thời kỳ này quốc phục có tên là “Junihitoe” (y phục 12 lớp). Tuy nhiên, những người trong hoàng tộc mặc những bộ kimono lên đến 16 lớp, cân nặng khoảng 20kg.

2. Kimono trong thời kỳ Kamakura (1192-1338)

Hình ảnh Kimono Kosode trong thời kỳ Kamakura

Thế kỷ 14, dưới tác động của tầng lớp võ sĩ samurai, Kimono Kosode ra đời thay thế cho “Junihitoe” thời Heian. Trang phục thời kỳ này không còn rườm rà, cồng kềnh như trước. Kimono giản lược hơn để phù hợp với tinh thần của võ sĩ.

Vì vậy mà Kosode trở nên phổ biến, trở thành một thứ trang phụ thông dụng được . Kimono kết hợp các màu sắc truyền thống của Nhật. Dựa theo mùa, giới tính hay mối quan hệ chính trị và gia đình mà có sự thay đổi.

3. Kimono trong thời kỳ Edo (1603- 1868)

Những hình ảnh về Kimono thời kỳ Edo

Sau khi Nhật bị chiến binh Tokugawa chiếm, đất nước chia cắt thành nhiều vùng miền khác nhau. Kimono của các sumurai trở thành đồng phục. Kiểu dáng được chia làm ba phần: Kimono, váy Hakama và Kamishimo

Thắt lưng Obi được thiết kế rộng hơn tạo sự gọn gàng, tăng nét thẩm mỹ cho trang phục. Trải qua thời gian thắt lưng Obi trở thành một vật dụng không thể thiếu, cùng với đó thì các phụ trâm cài đầu, guốc gỗ… Có hơn 300 kiểu Obi khác nhau, hai kiểu phổ biến nhất là “Taiko” và “Fukura suzume”.

Năm 1615, học thuyết Khổng Tử được chấp nhận và tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các giai cấp. Người ta bắt đầu khẳng định địa vị xã hội qua các bộ kimono.

4. Kimono trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912)

Hình ảnh Kimono trong thời kỳ Minh Trị

Thời kỳ này chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân mặc những trang phục có nguồn gốc từ phương Tây. Riêng với cách nhân viên chính phủ và quân đội bắt buộc phải mặc trang phục của phương Tây.

Người phụ nữ bắt đầu đi làm chứ không chỉ ở nhà làm nội trợ. Họ thường ưu tiên hơn cho những trang phục đơn giản, thuận tiện.

5. Quốc phục trong thời kỳ Showa (1926-1989)

Hình ảnh Kimono Nhật Bản thời kỳ Showa

Từ thời kỳ này trở đi, các thiết kế trở nên đơn giản hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản dần phục hồi, kimono cũng được quan tâm nhiều hơn và được sản xuất với số lượng lớn.

Có sự tác động của thời trang của Âu – Mỹ đến các thiết kế Quốc phục, nhưng nhìn chung vẫn giữ được kiểu dáng truyền thống vốn có.

Trang phục thời Showa thay đổi theo mùa và lứa tuổi. Có những nét mới về thiết kế, họa tiết nhưng nhìn chung hình dáng vẫn được giữ nguyên.

6. Đối với thời kỳ hiện đại ngày nay

Hình ảnh Kimono cách tân theo trào lưu Châu Âu

Ngày nay, sự vận động và phát triển của kimono là không ngừng nghỉ. Điều này là cần thiết để phục vụ cho tiến trình phát triển của quốc phục, phù hợp với thời đại công nghệ và mang trang phục dân tộc đến gần với thế giới. Sự cách tân xuất hiện trong cả hình dáng, màu sắc, mẫu mã vô cùng đa dạng.

Tuy nhiên, làn sóng cách tân chỉ nên dừng lại ở việc hòa nhập chứ không phải hòa tan, mất đi những vẻ đẹp truyền thống vốn có. Mỗi nhà thiết kế trước khi bắt tay vào vấn đề cải biên lại quốc phục cần phải xem xét kỹ lưỡng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng và cả nền tảng văn hóa dân tộc

Bên cạnh sự cách tân đổi mới thì quốc phục Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng mai một đi. Lý do xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như giá thành gia công, cách mặc có phần cầu kỳ và phức tạp, tính ứng dụng không được khách quan. Đồng thời, những nghệ nhân may kimono cũng đang dần lớn tuổi hơn, đòi hỏi cần có những truyền nhân tài hoa thật sự yêu thích công việc này.

Trải qua dòng chảy của thời gian, kimono đã đi qua những thăng trầm, biến cố cùng lịch sử. Để rồi, bộ trang phục ấy trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người Nhật, là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tạo nghệ thuật. Thông qua những bộ trang phục Kimono đã biểu thị toàn bộ tính cách của cả dân tộc Phù Tang. Mỗi một tà áo có thể tác động đến mọi giác quan, tạo nên những rung động, cảm xúc theo khác nhau.

Nhớ like share fanpage của Hello Nhật Bản để cập nhật những thông tin mới nhất: https://www.facebook.com/hello.jplifeguide

7 thoughts on “KIMONO NHẬT BẢN TRÊN TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *